4 Giải pháp gỡ rối cho người kinh doanh mùa Covid

Trước tình hình kinh tế ngược dòng hiện nay, người kinh doanh cần có những bí quyết để thích nghi nhanh chóng. Đó có thể là cả một sự chuyển đổi mô hình, hoặc đơn giản là tận dụng những tiềm năng mà trước đây bỏ lỡ.

4 Giải pháp gỡ rối cho người kinh doanh mùa Covid


Dưới đây là 4 gợi ý từ  Web9 gửi đến các nhà bán lẻ để chủ động "gỡ rối" kinh doanh trong thời điểm này.

1. Khách hàng ở đâu - Doanh nghiệp ở đó

Ngay trong thời gian cách ly, khách hàng vẫn cần và muốn mua sắm. Và kênh online chính là lựa chọn gần như duy nhất của họ. Tiện lợi, mọi lúc mọi nơi, và đặc biệt "an toàn", ngay cả những khách hàng khó tính cũng đã tìm hiểu và bắt đầu thói quen mua sắm online. Chính vì vậy, ngay cả sau khi hết dịch, nhà bán lẻ không nên và không thể chỉ phụ thuộc vào 1 kênh bán duy nhất là cửa hàng offline.

Chuyển dịch lên online là xu hướng bắt buộc nếu muốn tiếp cận đến khách hàng, Covid-19 chỉ làm chúng diễn ra nhanh hơn. Các kênh bán không thể bỏ lỡ là website, Facebook, Google và các sàn TMĐT, những nơi có hàng triệu lượt mua sắm mỗi ngày.
Với các giải pháp công nghệ hỗ trợ hiện nay, việc chuyển dịch mô hình và vận hành song kênh online - offline đã trở nên rất dễ dàng. Chủ động tiếp cận khách hàng thay vì ngồi chờ họ tìm đến là hướng đi của nhà kinh doanh thông thái.

2. Chăm sóc lại khách hàng cũ

20% khách hàng cũ có thể mang đến 80% lợi nhuận cho công ty bạn nếu họ được quan tâm đúng cách. Trong thời điểm ảnh hưởng của dịch Covid, thay vì cố gắng chạy quảng cáo để tìm khách hàng mới, bạn có thể tập trung chăm sóc lại những người đã mua hàng của bạn.

Gửi một tin nhắn Messenger thú vị đến tệp khách hàng cũ để kết nối lại với họ. Tạo cho họ bất ngờ với những thông điệp "cá nhân hóa" đúng nhu cầu, đúng người, đúng thời điểm. Khả năng khách cũ quay lại mua hàng cao hơn gấp nhiều lần so với cố gắng bán món hàng đó cho một khách mới, và chi phí cũng rẻ hơn rất nhiều.
Bạn sẽ cần một giải pháp để lưu trữ thông tin của khách và phân phối thông điệp chính xác đến từng khách hàng để tăng hiệu quả kinh doanh.

3. Tối ưu hệ thống bán hàng, vận hành tiết kiệm và hiệu quả

Việc tối ưu hệ thống vận hành để tiết kiệm nhân lực, chi phí lại càng quan trọng trong thời điểm thị trường biến động. Từ việc xử lý đơn hàng chuẩn xác, đến quản lý giao nhận, tồn kho, khách hàng, khuyến mãi, doanh thu,... đều cần một hệ thống mạnh mẽ để kiểm soát.


Đây là lúc toàn bộ phận phải cùng cố gắng bán hàng để giữ doanh nghiệp. Các quy trình tư vấn, chính sách bán hàng online cần có để đảm bảo tỉ lệ chốt đơn, tỉ lệ giao hàng thành công,... giảm thiểu những thao tác mất thời gian không hữu ích như kéo đơn từ sàn về quản lý tập trung, chuyển đơn qua đơn vị giao nhận.
Ứng dụng công nghệ vào kinh doanh giúp xử lý những công việc thủ công vốn dễ sai sót và tốn thời gian. Vận hành hiệu suất cao mà không cần quá nhiều nhân lực. Giảm tải ngay áp lực chi phí cho chủ doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn này.

4. Quản lý đồng bộ mọi hoạt động kinh doanh

Nhiều nhà bán lẻ chỉ tập trung mở rộng kinh doanh, cố gắng quảng cáo để bán thêm, bán nhiều hơn mà không quản lý được hiệu quả kinh doanh đến đâu. Lí do là vì việc tổng hợp số liệu trên từng kênh bán quá rắc rối và tốn thời gian, nên họ chỉ cố bán nhiều và tin rằng trước sau gì cũng "lời".

Thực tế là, nhiều người kinh doanh thua lỗ vì xem nhẹ việc quản lý. Không biết được tiền mình đổ về kênh bán đó mang về bao nhiêu lợi nhuận, không biết doanh thu có sai sót, không quản lý được nhân lực, đơn hàng, chi phí vận chuyển,... Chính vì vậy mà kinh doanh kém hiệu quả.
Nhà bán lẻ cần một nền tảng để quản lý đồng bộ việc kinh doanh trên đa kênh, tất cả đưa về một hệ thống để tra cứu chuẩn xác theo thời gian thực, Nhận biết ngay kênh bán nào đang hiệu quả, sản phẩm bán chạy, doanh thu, đội nhóm làm việc hiệu suất, cũng như nắm bắt những điểm cần khắc phục ngay để thích ứng với những biến cố bất ngờ trong và cả sau mùa dịch.

Nguồn: Haravan

0/Đăng bình luận/Bình luận

Web99 - Thiết kế website