Ngày nay khi mà công nghệ ngày càng phát triển, hệ điều hành mới liên tục được cho ra đời với nhiều tính năng cải tiến nhằm thay thế các phiên bản cũ. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu để hiểu rõ hơn về các hệ điều hành và cách hoạt động của chúng nhé.
Hệ điều hành là gì?
Hệ điều hành với tên tiếng anh là Operating System (OS) là một phần mềm được vận hành trên các thiết bị điện tử với mục đích điều hành và quản lý phần cứng cũng như phần mềm của thiết bị.Nhờ có hệ điều hành mà con người có thể giao tiếp và đưa ra các hiệu lệnh cho máy tính. Thông qua hệ điều hành các ứng dụng có thể tận dụng những common libraries mà không cần quan tâm tới thông số phần cứng cụ thể.
Hệ điều hành có cấu tạo khá phức tạp nhưng trong số đó quan trọng nhất phải kể đến 3 thành phần là Kernel, User Interface và Application Programming Interfaces.
+ Đảm nhiệm vai trò điều khiển phần cứng máy tính đó là Kernel. Nó đảm bảo các thao tác gồm: đọc - ghi dữ liệu, xử lý các lệnh, xác định dữ liệu được nhận và gửi bởi + Các thiết bị khác, đồng thời diễn giải dữ liệu nhận từ mạng.
+ User Interface là giao diện được hiển thị để người dùng sử dụng và giao tiếp với máy tính nhằm đảm bảo các thao tác được chính xác.
+ Application Programming Interfaces là nơi để lập trình ra những ứng dụng phát triển sử dụng Modular Code.
Chức năng của hệ điều hành
Liên kết giữa máy tính và người dùng cũng như người dùng với nhau nhờ khả năng tối ưu mọi hoạt động của máy tính đặc biệt là việc nhập liệu và các thao tác tương tác với máy tính.
Giao diện hiển thị giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc tương tác với máy tính và các phần mềm được tích hợp trên hệ điều hành.
Hệ điều hành hỗ trợ quản lý tài nguyên của hệ thống máy tính một cách hợp lý, ẩn đi các phần mềm, tài nguyên phần cứng từ người sử dụng.
Phát hiện ra lỗi và báo cho người dùng khi xảy ra xung đột giữa hệ thống và người dùng. Tăng cường chia sẻ các tài nguyên giữa các máy tính với nhau tăng khả năng trải nghiệm cho người dùng.
Các hệ điều hành hiện nay
Hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay đang được sử dụng trên đa số các thiết bị máy tính là windows song song đó cũng có nhiều nhà sản xuất sử dụng hệ điều hành riêng do công ty tự làm.
Windows
Như đã nói ở trên, đây là hệ điều hành được sử dụng rộng rãi nhất nhờ vào ưu điểm sử dụng đơn giản, cấu hình yêu cầu không cần quá cao, vận hành mượt mà.
Cũng nhờ được sử dụng phổ biến trên đa số thiết bị nên việc tương tác, chia sẻ dữ liệu giữa các thiết bị với nhau cũng vô cùng dễ dàng đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dùng.
Apple OS
Một hệ điều hành do chính Apple làm ra để sử dụng trên các sản phẩm của mình. Ưu điểm phải được nhắc đến là sự mượt mà tuyệt đối, không xảy ra hiện tượng giật lag hay đứng máy trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên do hệ điều hành chỉ được sử dụng trên các sản phẩm của nhà Apple nên việc chia sẻ dữ liệu và tương tác còn khá hạn chế.
Linux
Linux với khả năng làm khai thác tối đa phần cứng, thậm chí có phần nhỉnh hơn cả Windows. Tính linh hoạt cao có thể vận hành trên hầu hết sever máy tính.
Khi sử dụng hệ điều hành này bạn sẽ khá an tâm về vấn đề an toàn không lo bị dính virus hay các mã độc cũng như Linux đòi hỏi cấu hình không quá cao để sử dụng. Tuy nhiên cộng đồng sử dụng hệ điều hành này cũng khá thấp vì nó không quá đơn giản để sử dụng.
Cách kiểm tra hệ điều hành của máy tính
Kiểm tra máy tính của bạn đang sử dụng hệ điều hành nào để sử dụng cho máy một hệ điều hành tương thích nhất nhằm tăng cường khả năng và tốc độ xử lý các phần mềm, thao tác khi sử dụng.
Bước 1: Vào My Computer hoặc This PC, nhấn chuột phải và chọn Properties.
Bước 2: Kiểm tra các thông số ở phần hiển thị. Lưu ý để kiểm tra hệ điều hành bạn cần sử dụng từ Windows 7 trở lên.
Bên trên là lời giải đáp cho câu hỏi hệ điều hành là gì? Ưu nhược điểm của một số hệ điều hành thông dụng hiện nay. Thông qua bài viết mong rằng bạn có thể lựa chọn được cho bản thân một hệ điều hành phù hợp nhất.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaĐăng nhận xét