Mô hình C2B là gì? Những điều nên làm để phát triển với mô hình này

Thương mại điện tử đang ngày càng phát triển với nhiều mô hình khác nhau như B2B, C2C, B2C, C2B,... Trong đó C2B là mô hình đang ngày càng trở nên phổ biến hơn cùng với sự phát triển của công nghệ và internet hiện nay. Vậy mô hình này có gì đặc biệt? Làm thế nào để phát triển với mô hình C2B? Xem ngay tại bài viết này nhé!

Định nghĩa C2B là gì?

C2B, viết tắt của Customer to Business, là mô hình Thương mại điện tử mà người tiêu dùng hay người dùng cuối tạo ra giá trị, dịch vụ và cung cấp những giá trị, dịch vụ đó cho các doanh nghiệp cần thiết. Trái ngược lại với mô hình B2C là hình thức mà doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, dịch vụ và cung cấp cho người tiêu dùng.
C2B là mô hình Thương mại điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến


Ví dụ như khi người tiêu dùng để lại một đánh giá tích cực cho doanh nghiệp sau khi trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ, lúc này C2B đang diễn ra.

Ưu và nhược điểm của mô hình C2B

Đối với bất kỳ mô hình Thương mại điện tử nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với những mô hình kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của mô hình C2B mà bạn cần lưu ý:

Ưu điểm của mô hình C2B

Mô hình C2B tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguồn và thuê nhiều tài năng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của mình ở khắp nơi. Từ đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có thể ưu tiên tuyển dụng ở những khu vực có mức sống thấp hơn, giúp tiết kiệm chi phí tiền lương.
Đối với người dùng khi tham gia mô hình C2B có thể đảm bảo được sự tự do và linh hoạt tương đối trong công việc, miễn là đáp ứng đúng nhu cầu và đem lại kết quả tốt.

Nhược điểm của mô hình C2B

Vì có thể sẽ thuê nguồn lực ở xa nên không thể gặp mặt và trao đổi trực tiếp về công việc, do đó gặp khó khăn trong việc truyền đạt ý tưởng hay thông tin của dự án. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp cũng có thể nhận kết quả không tốt, không đạt chuẩn so với những gì đặt ra ban đầu, từ đó lợi nhuận mang về không đúng như kỳ vọng.

Các đối tượng trong mối quan hệ C2B

Trong mô hình C2B có 2 đối tượng chính đó là người tiêu dùng và doanh nghiệp. Trong đó:Người tiêu dùng có thể là bất kỳ cá nhân nào có sản phẩm hoặc dịch vụ để cung cấp cho doanh nghiệp. Ví dụ, một blogger giới thiệu sản phẩm cho một thương hiệu hay một nhiếp ảnh gia cung cấp hình ảnh cho một doanh nghiệp… Người tiêu dùng cũng có thể là người trả lời các cuộc khảo sát hoặc cung cấp dịch vụ tuyển dụng bằng cách giới thiệu ai đó thông qua danh sách việc làm.
Doanh nghiệp có thể là bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ từ người tiêu dùng. Các dịch vụ này có thể là doanh nghiệp thuê các nhân vật nổi tiếng để đóng quảng cáo cho sản phẩm hay người tiêu dùng giới thiệu sản phẩm cho doanh nghiệp và nhận hoa hồng từ đó,...

Một vài ví dụ của mô hình C2B

Về cơ bản, mô hình C2B sẽ bao gồm 2 mô hình như sau:

Mô hình Influencer Marketing

Influencer tạm dịch là “Người có tầm ảnh hưởng” – là những người nổi tiếng ở một lĩnh vực/ cộng đồng nào đó, được nhiều người biết đến trên diện rộng. Họ có thể là những người tạo ra những nội dung, xu hướng mới trên các nền tảng mạng xã hội. Những nghệ sĩ nổi tiếng, Streamer, Beauty Blogger, Vlogger hay YouTuber,…có lượng follow cao nhất định sẽ được xem là một Influencer. Những đối tượng này có sức ảnh hưởng cao và khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.

Mô hình Influencer Marketing trong C2B


So với quảng cáo trực tiếp như cách làm truyền thống, việc quảng cáo thông qua Influencer sẽ giúp sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách khéo léo hơn. Những thông tin Influencer chia sẻ về doanh nghiệp có thể được soạn trước bởi đội ngũ marketing hoặc chính họ viết tùy theo mục đích truyền tải để đảm bảo sự tự nhiên, có tác động "dẫn dắt, gợi ý" để thuyết phục người khác hành động theo kết quả dự định, mang lại hiệu quả cao nhất cho chiến dịch.
Khi doanh nghiệp, thương hiệu có nhu cầu sẽ chủ động liên hệ với các Influencer phù hợp với sản phẩm của mình để thực hiện quảng bá, giúp gia tăng sự tương tác và cả sự tin tưởng mọi người dành cho sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.

Mô hình Affiliate Marketing

Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là một mô hình Marketing với mục đích quảng cáo sản phẩm, dịch vụ do nhà bán lẻ, nhà quảng cáo hoặc các doanh nghiệp khác cung cấp. Hiện nay mô hình này đang rất thịnh hành và được xem như một công việc kiếm thêm thu nhập vì người tham gia - hay còn gọi là Affiliate Marketer - có thể tự chủ được thời gian, địa điểm làm việc cũng như dễ dàng tạo ra nguồn thu nhập thụ động.

Hình thức hoạt động cơ bản của Affiliate Marketing là Affiliate Marketer sẽ nhận được một khoản tiền hoa hồng khi cung cấp một kết quả cụ thể cho nhà bán lẻ hoặc nhà quảng cáo. Thông thường, kết quả cần có của một chương trình Affiliate Marketing là mang lại doanh thu nhưng một số chương trình có thể thưởng cho bạn vì thu thập được số liệu khách hàng tiềm năng, ghi nhận người dùng thử miễn phí, tỉ lệ nhấp chuột vào trang web hoặc lượt tải xuống ứng dụng.

Trong kinh doanh mô hình C2B, đâu là những điều nên làm để phát triển tốt nhất?

Vậy đối với mô hình C2B, đâu là những điều doanh nghiệp hay người dùng nên làm để có thể phát triển tốt nhất?Thấu hiểu người dùng: đây luôn là điều tiên quyết đầu tiên đối với các doanh nghiệp khi muốn đạt được thành công. Thấu hiểu về đặc điểm nhân khẩu học, nhu cầu, sở thích, hành vi,... của người dùng để đưa ra các chiến lược phù hợp, từ đó giúp tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu và biến họ thành khách hàng thực sự, đây cũng chính là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.
Kế hoạch kinh doanh rõ ràng: đối với bất kỳ việc gì cũng vậy, lập kế hoạch luôn là việc đầu tiên cần làm. Bạn cần xác định rõ mục tiêu của bạn là gì, những công việc nào cần thực hiện để đạt được mục tiêu, thời gian thực hiện trong bao lâu,... Một kế hoạch kinh doanh càng chi tiết sẽ giúp bạn càng dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu quả một cách chính xác.
Chăm sóc khách hàng rất cần thiết: đối với mô hình C2B thì những đánh giá, nhận xét của khách hàng rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng tiếp theo. Do đó, với mô hình này thì chăm sóc khách hàng rất quan trọng, hãy cố gắng tạo ấn tượng tốt nhất với khách hàng không chỉ trước và trong khi mua sản phẩm và ngay cả sau khi khách hàng đã mua sản phẩm.

Kết luận

Mặc dù C2B chỉ là mô hình Thương mại điện tử mới trở nên phổ biến gần đây nhưng đây là mô hình rất tiềm năng trong tương lai bởi sự phát triển không ngừng của internet và công nghệ như hiện nay. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bạn viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về mô hình C2B.

0/Đăng bình luận/Bình luận

Web99 - Thiết kế website